Usb boot sự kết hợp giữa Grub2 Windows 10 Pe Ubuntu 16.04 và Kaspersky Rescue Disk 10

December 14, 2016
Nhằm mang lại sự đổi mới cho anh em hay sử dụng usb boot để cứu hộ máy tính Blog Windows 10 xin chia sẻ cách tạo một chiếc usb boot mà trong... Read More
Nhằm mang lại sự đổi mới cho anh em hay sử dụng usb boot để cứu hộ máy tính Blog Windows 10 xin chia sẻ cách tạo một chiếc usb boot mà trong đó sẽ sử dụng menu boot grub 2 cộng với Windows 10 PE, Ubuntu-16.04 deskop và Kaspersky Rescue Disk 10.

Menu Boot Grub2 hỗ trợ cà 2 chuẩn boot Legacy và UEFI
Có gì mới trong cách làm này? Thật ra nó không mới chỉ mượn menu boot grub 2 còn Windows 10 PE vẫn sử dùng bản cũ trong usb multiboot cộng với thêm hệ điều hành ubuntu 16.04 và Kaspersky Rescue Disk 10. Cách thực hiện cũng đơn giản không có khó khăn gì cả.

Mình liệt kê những thứ dưới đây anh em tải về
  1. Grub2.iso
  2. W10pe32.wim
  3. W10pe64.wim
  4. Gói Appx86.iso
  5. Gói Appx64.iso 
  6. ubuntu-16.04-desktop-amd64
  7. Kaspersky Rescue Disk 10.iso
  8. Rescue.rar
  9. Rufus.exe
  10. Bootice.exe
Lưu ý: Tùy theo dung lượng usb mà tải về nếu tải hết tạo ra usb thì dung lượng là 3.45 GB. Cách làm như sau:

Bước 1: Tạo Usb Boot
Tải mục 1 Grub2.iso và mục 9 Rufus.exe về máy xong cắm usb vào máy chạy phần mềm Rufus, phần mềm sẽ tự nhận dạng usb đã cắm trường hợp đang cắm hơn 1 cái thì lựa chọn usb muốn tạo boot.


Hướng dẫn tạo boot ra USB bằng phần mềm Rufus:
  1. Chọn usb muốn tạo boot trường hợp đang cắm từ 2 usb trong máy nếu chỉ cắm 1 cái mặc định nó hiện lên luôn cái đó.
  2. Click vào biểu tượng tìm đến Grub2.iso trong máy.
  3. Để chế độ boot MBR partition scheme for BIOS and UEFI-CSM dùng cho khởi động 2 chế độ boot Legacy và UEFI.
  4. Để định dạng Fat 32 mới có thể boot được cả 2 chuẩn boot Legacy và UEFI
  5. Bấm Start để bắt đấu tạo boot.
Sau khi tạo xong truy cập usb ta sẽ được như hình


Bước 2: Copy Win 10 PE và gói App vào Usb Boot
Tùy theo nhu cầu sử dụng của mính các bạn có thể sử dụng Win 10 PE 32-Bit hoặc 64-Bit nếu sử dụng cho nhiều máy có thể tải cả 2 bản W10pe32.wim và W10pe64.wim về copy vào thư mục WIM trong usb

Trường hợp nếu chỉ sử dụng Win 10 PE 32-Bit thì tải gói Appx86.iso về copy vào thư mục Apps trong usb ngược lại thì Appx64.iso nếu dùng Win 10 PE 64-Bit hoặc cả 2 gói App nếu sử dụng 2 bản Win 10 PE 32-Bit và 64-Bit

Bước 3: Copy ubuntu-16.04 vào Usb Boot
Bạn nào nếu muốn sử dụng hệ điều hành ubuntu thì tải ở mục 6 ở trên về máy sau đó đổi tên ubuntu-16.04-desktop-amd64.iso thành ubuntu.iso copy vào thư mục ISO trong usb

Bước 4: Copy Kaspersky Rescue Disk 10 vào Usb Boot
Nếu muôn sử dụng phần mềm diệt virut Kaspersky Rescue Disk 10 thì tải các mục 7 và 8 ở trên. Mục 7 file Kaspersky iso thì copy vào thư mục Kaspersky Rescue Disk 10.0 còn mục 8 giải nén file Rescue.rar ra copy tất cả các file vào thư mục rescue trong Usb

Anh em chỉ cần làm bước 1 và bước 2 còn các bước 3 và 4 là phần mở rộng nếu anh em thấy cần thiết thì tải và copy vào usb còn nếu không thì bỏ qua không bắt buộc. Một số hình ảnh nếu sử dụng bản đầy đủ từ bước 1 tới bước 4


Windows 10 PE
Nhóm Dos tool ngoài menu boot

Kaspersky Rescue Disk 10

Ubuntu 16.04 Desktop
Phần mở rộng

1. Chỉnh sửa màn hình Windows Boot Manager lựa chọn Win PE

Tải Bootice.exe ở mục 10 về máy chạy phần mềm tại giao diện chuyển qua tab BCD Edit tích vào ô Other BCD file bấm dấu '...' tìm đến file BCD nằm ở thư mục boot trong usb boot, tiếp tục bấm Easy mode ta sẽ được như hình dưới:


Tại đây bạn có thể chỉnh sửa lại tên xóa bớt, xếp thứ tự và set mặc định cái nào boot trước, chỉnh sửa cái nào thì nhấn Save current system để lưu và cấu hình xong nhớ chọn  Save Globals để áp dụng cho tất cả như ví dụ dùng Win 10 PE 32 và 64 Bit thì cấu hình như hình dưới


2. Thay ảnh mặc định tại menu boot Grub2

Đầu tiên các bạn kiếm một cái ảnh nào đó dùng paint resize ảnh kích thước 800x600 ( phải để kích thước ảnh này nếu để kích thước lớn hơn Grub2 sẽ không nhận ảnh và bị màn hình đen báo lỗi vào thẳng boot trong Dos ) đặt tên cho ảnh là Oxygen.jpg sau đó truy cập usb theo đường dẫn trong boot\grub\themes\oxygen copy file ảnh đã đặt tên của bạn thay thế ch file ảnh Oxygen.jpg đang có trong đó.

MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 4

June 27, 2016
Loạt bài viết MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết trong phần cuối này Tuấn giới thiệu về các nhóm phần mềm sử dụng trong Windows 10 PE. Mặc ... Read More
Loạt bài viết MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết trong phần cuối này Tuấn giới thiệu về các nhóm phần mềm sử dụng trong Windows 10 PE. Mặc định tác giả đã cấu hình Auto script tự động mount gói iso Apps ra ổ Y còn Windows 10 PE nằm trong ổ X tất cả đều lấy từ ram chứ không lấy từ HDD.


Như Tuấn đề cập ở phần 3 lúc bạn chỉnh sửa gói Apps lưu lại thành iso nhớ đặt tên đúng với iso của gói Apps gốc như vậy mới mount ra ổ ảo được không sẽ xảy ra lỗi không tìm thấy gói Appx64.iso hoặc Appx86.iso.

Lúc mới boot vào Windows 10 PE lần đầu Auto script sẽ tự động mount gói Apps ra ổ Y chạy PEMenu.exe và driver trong thư mục DrvPE


Gói driver này chủ yếu là driver đồ họa và driver mạng bao gồm wifi với đa số máy cũ đều nhận hết chỉ với những dòng laptop sau này có thể không nhận được driver. Nếu máy nhận được driver mạng wifi lúc này bạn chuột phải vào biểu tượng mạng bên dưới taskbar chọn Show main GUI


chuyển qua tab wifi ở đó bạn có thể kết với mạng wifi bình thường.

Để chạy phần mềm nào đó trong gói Apps có 3 cách thứ nhất chạy trực tiếp từ shorcut ngaoì desktop, thứ 2 chạy từ PEMenu dưới taskbar và thứ 3 truy cập vào ổ Y>Apps> chọn phần mềm trong thư mục nào đó muốn chạy.

Sau đây Tuấn xin giới thiệu sơ lược 10 thư mục phần mềm tương ứng với 10 nhóm phần mềm dùng cho các mục đích khác nhau.


1. Antivirus


Chỉ nghe tên thôi chắc mọi người ai cũng biết nhóm này gồm 4 phần mềm diệt virut chính

  • BkavDetectShortcutFileVirus: diệt virus shorcut cá này thường bị trên usb
  • RemoveFakeAntivirus: diệt virus giả mạo
  • SalityRemover
  • tdsskiller
Tiêu biểu trong nhóm này là Kaspersky TDSSKiller


2. Backup


Đây là nhóm sao lưu và phục hổi hệ điều hành được nén thành file ghost hoặc tib hoặc wim file tiêu biểu là phần mềm Acronis True Image 2016 và Onekey ghost cả đều dùng cho máy UEFI và Legacy boot.



Nếu Acronis True Image 2016 chuyên nghiệp trong sao lưu và phục hồi ngược lại Onekey ghost lại dễ dàng thao tác và đặc biệt Onekey ghost có thể tìm được file ẩn ở bất cứ đâu cái này True Image không làm được và Onekey ghost còn sao lưu và phục hồi được wim file nữa.

3. DrvPE


Nhóm là chứa Driver PE nên chúng ta không sử dụng vì Windows 10 PE đã được cấu hình tự động chạy driver trong thư mục này rồi.

4. Hardware


Đây là nhóm kiểm tra phần cứng toàn diện cho máy tính để bàn hoặc laptop thường dùng cho kỷ thuật viên hay người mua máy củ sử dụng test phần cứng.
  • AIDA64: kiểm tra toàn diện phần cứng trong máy.
  • CPU-Z:  giống AIDA64 dễ dùng hơn nhưng không chi tiết bằng.
  • Defraggler:  chống phân mảnh ổ cứng
  • HDTunePro: kiểm tra HDD, SSD, USB.
  • HDTuneProDriveStatus: cho thông tin nhanh về HDD, SSD, USB
  • HWiNFO: dùng để kiểm tra thông tin mainboard và cpu là chính.
  • IsMyLcdOK: dùng test màn hình.
  • KeyboardTest: kiểm tra các nút cứng trên bàn phím.
  • Unlocker: dùng để xóa file.
Tiêu biểu trong nhóm này là phần mềm AIDA64 và HDTunePro.


    5. Internet


    Nhóm này chỉ sử dụng được khi có mạng tiêu biểu là Opera mini


    6. Multimedia


    Nhóm này gồm các phần mềm mở được file ảnh ISO, burn ra đĩa như  FreeISOBurner và UltraISO.
    Phần mềm FSCapture dùng để chụp hình và có thể quay phim màn hình trong Windows PE luôn. Cuối cùng là phần mềm nghe nhạc xem video có tên Potplayer


    7. Office


    Nếu như Windows trên máy bạn đang sử dụng ứng dụng Midrosoft Office thì trong Windows 10 PE cũng có phần mềm văn phòng tương tự có thể đọc, chỉnh sửa được file như word, excel, powerpoint và pdf nói chung đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng văn phòng trong Windows 10 PE nếu cần sử dụng đến chúng.


    8. PartitionTool


    Đây là nhóm quản lý phân vùng ổ cứng bao gồm các phần mềm có các chức năng gần giống nhau:

    • EaseUS Partition Master
    • AOMEI Partition Assistant
    • Partition Guru
    • Mini tool partition wizard
    Ngoài ra còn có 3 phần mềm cũng không kém phần quan trọng.
    • Bootice:  nạp boot cho phân vùng
    • NTBOOTAutoFix: sửa lổi boot
    • NTFStoFAT32Wizard:  có công dụng chuyển đổi định dạng phân vùng hay usb từ Fat 32 sang NTFS hay ngược lại mà không mất dữ liệu.
    Tiêu biểu trong nhóm này hay sử dụng là phần mềm mini tool partition wizard


    và phần mềm Bootice


    9. RecoveryTool



    MultiBoot 2016 mọi thứ bạn cần biết - Phần 3

    June 27, 2016
    Đây là phần quan trọng nhất để đánh giá 1 chiếc usb multiboot có tốt hay không người ta dựa vào các gói phần mềm sử dụng được trong Windows ... Read More


    Đây là phần quan trọng nhất để đánh giá 1 chiếc usb multiboot có tốt hay không người ta dựa vào các gói phần mềm sử dụng được trong Windows PE. Vậy thế nào là tốt? tốt là vì nó đáp ứng đúng và đủ nhu cầu cho người sử dụng Windows PE quan trong nữa là không bị lỗi khi chạy phần mềm vậy gói phần mềm đi kèm của tác giả có tốt không? Để đánh giá nó  sau đây Tuấn xin giới thiệu qua các nhóm gói tắt là nhóm Apps như tác giả đặt tên.


    Trước khi đi vào giới thiệu Tuấn sẽ hướng dẫn bạn tùy chỉnh lại gói Apps có thể thêm hay bớt phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn ngay trên Windows đang sử dụng.

    Trước tiên bạn lựa gói Appx64.iso hoặc Appx86.iso đi kèm với W10pe64 và W10pe32.wim và như đã giới thiệu ở phần 2 bạn chắc cũng đã hiểu nếu sử dụng Windows 10 PE 64 bit thì chỉ nên lựa chọn gói Appx64.iso và ngược lại nhé.

    Đầu tiên bạn chọn  Appsx64.iso hoặc Appsx86.iso nếu là trên Win 8.1 hay Win 10 bạn nhấp đúp chuột để mount iso này ra ổ ảo rồi copy cả thư mục Apps ra ngoài chổ nào đó.


    Còn nếu trên Win 7 thì dùng Winrar giải nén iso ra 1 thư mục.

    Sau khi có đươc thư mục Apps bạn truy cập vào đó chạy file PEMenu.exe (lưu ý bạn tắt phần mềm anti-virut trước để tránh phần mềm xóa hoặc không cho chạy). Bạn nhấp chuột vào biểu tượng PEMenu dưới taskbar chọn Settings


    Giao diện cấu hình gói Apps có tên GUI Settings v.2.0.0.1


    Như ta thấy có tổng cộng 10 nhãn( gọi là Item) tương ứng với 10 thư mục trong thư mục Apps.


    và trong mỗi nhãn lại có các phần mềm trong đó


    - Để thêm 1 nhãn khác cùng với các nhãn đã có sẵn ở thư mục Apps bạn tạo 1 thư mục mới đặt tên cho thư mục và ở gaio diện GUI Settings bạn bấm vào New Item chọn Create Menu



    đặt tên cho Item mới tốt nhất là trùng với tên mà bạn đã vừa đặt cho thư mục mới


    để có được biểu tượng trước Item vừa tạo bạn copy các phần mềm muốn thêm vào thư mục vừa tạo giả sử bạn copy phần mềm UltraISO.exe chẳng hạn thì muốn có icon ngoài item vừa tạo bạn đặt tên cho thư mục là News chẳng hạn copy phần mềm UltraISO vào đó và thêm dòng bên dưới vào

    %CD%\News\UltraISOPortable.exe 

    trong đó News là thư mục vừa tạo và UltraISOPortable.exe  là tên phần mềm muốn lấy Icon bấm Apply để thêm



    - Để thêm 1 phần mềm vào nhãn mới tạo hay bất cứ nhãn nào ta nhấp chuột vào nhãn đó chọn Subitem>Create Item



    Đặt tên cho phần mềm, icon, và quan trọng là thêm đường dẫn vào khung Command thì mới chạy được phần mềm từ PE Menu, cả 2 khung bạn đều dùng đoạn mã như nhau ví dụ

    %CD%\News\UltraISOPortable.exe


    Xong bấm Apply để áp dụng thêm phần mềm mới


    - Để xóa 1 nhãn hay 1 phần mềm nào đó đơn giản bạn chỉ cần nhấp chuột vào phần muốn xóa chọn Delete.

    Cuối cùng bạn có thể dùng phần mềm tạo iso đóng gói thư mục Apps thành Appx64.iso hoặc Appx86.iso lưu ý phải đặt đúng tên thì mới chạy được trong Windows PE phần sau Tuấn sẽ viết rõ hơn vì sao lại như vậy.

    Đón xem phần cuối.